Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Những điều cần biết về cấu trúc nhãn cầu

Nhãn cầu có hình dạng gần giống như hình cầu. Phần vỏ bọc bên ngoài gồm có 3 lớp, bao bọc bên trong là các cấu trúc trong suốt.
cấu trúc nhãn cầu

Cấu trúc nhãn cầu


Cấu trúc của nhãn cầu
Lớp ngoài cùng của vỏ bọc còn được gọi là lớp vỏ xơ, gồm có 2 phần: phần phía trước trong suốt, cong hơn, diện tích nhỏ hơn, gọi là giác mạc; phần phía sau màu trắng như sữa, ít cong hơn, diện tích lớn hơn, gọi là củng mạc.

Lớp giữa chứa nhiều mạch máu được gọi là hắc mạc, đi từ trước ra sau gồm các cấu trúc: đồng tử, thể mi, màng bồ đào. Đồng tử chính là tròng mắt sậm màu mà chúng ta thấy được, nằm phía sau giác mạc trong suốt. Ngay giữa trung tâm đồng tử là lỗ đồng tử, ánh sáng đi xuyên qua giác mạc trong suốt, qua lỗ đồng tử và đến võng mạc. Lỗ đồng tử khi co dãn sẽ điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào mắt.

Lớp trong cùng có bản chất là các sợi thần kinh, gọi là võng mạc, được nuôi dưỡng bởi các mạch máu ngay tại võng mạc và các mạch máu của hắc mạc. Trên võng mạc có đầu gai thị thần kinh (hay còn gọi tắt là gai thị, đĩa thị), và hoàng điểm. Hoàng điểm là một vùng nhỏ có một lượng lớn các tế bào đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng, giúp chúng ta nhìn rõ các chi tiết. Thị thần kinh là dây thần kinh liên kết mắt và não, giúp chuyển các xung thần kinh từ võng mạc đi về não, tạo nên hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy.

Bên trong các lớp vỏ bọc này là các cấu trúc trong suốt của mắt, bao gồm thủy dịch, pha lê thể (hay còn gọi là dịch kính), và thủy tinh thể. Thủy dịch là một chất lỏng trong suốt, nằm ở hai vùng ở phía trước của nhãn cầu: tiền phòng (khoảng không giữa giác mạc và đồng tử), và hậu phòng (khoảng không giữa đồng tử và thủy tinh thể). Thủy tinh thể được treo vào thể mi (thuộc lớp vỏ bọc giữa của nhãn cầu, hắc mạc) nhờ vào các dây chằng Zinn, là những sợi xơ mỏng trong suốt. Thủy tinh thể có khả năng co dãn giúp cố định ánh sáng trên võng mạc. Pha lê thể, hay còn gọi là dịch kích, là một chất lỏng có độ quánh cao, trong suốt. Pha lê thể chiếm phần lớn thể tích của nhãn cầu, nằm phía sau thủy tinh thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét