Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Phẫu thuật Phaco

1. Phẫu thuật Phaco là gì?
Hiện nay, Phaco là phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể phổ biến, an toàn nhất, đưa đến kết quả thị lực tối ưu sau mổ.
Phẫu thuật Phaco

Phẫu thuật Phaco

Phaco là cách nói thông thường rút gọn của từ Phacoemulsification. Nguyên tắc của phẫu thuật như sau:

- Gây tê tối thiểu bằng nhỏ tê tại chỗ hoặc gây tê cạnh cầu (trong một số trường hợp).

- Rạch 1 đường nhỏ ở rìa giác mạc với kích thước từ 2,8 đến 3,2mm.

- Phẫu thuật viên đưa đầu siêu âm vào tán nhuyễn thủy tinh thể đục và hút ra ngoài.

- Đặt vào 1 kính nội nhãn (IOL - thể thủy tinh nhân tạo) với công suất được tính toán trước thay thế thủy tinh thể đục đã được hút ra.

- Đường vào trên giác mạc được đóng kín bằng kỹ thuật bơm phù mà không cần khâu.

Với kỹ thuật này, phẫu thuật được thực hiện rất nhanh, khoảng từ 15 - 30 phút. Bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau trong suốt quá trình phẫu thuật. Thị lực hồi phục rất nhanh, ngay ngày đầu sau mổ.

2. Những trường hợp nào cần được điều trị bằng Phaco?

Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật đục thể thủy tinh khi thị lực giảm bị ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Ngoài ra, đục thể thủy tinh có thể đi kèm với những bệnh lý khác của mắt mà cần phải phẫu thuật để có thể chẩn đoán và điều trị các bệnh lý này. Đôi khi, đục thể thủy tinh thoái triển, màu trắng, trên những mắt không còn chức năng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng được chỉ định phẫu thuật.

3. Những biến chứng nào có thể xảy ra ?

Ngày nay, với kỹ thuật tiên tiến, máy móc hiện đại, Phaco là 1 phẫu thuật an toàn với tỷ lệ biến chứng thấp (0 - 5%): phù hoàng điểm dạng nang, viêm mủ nội nhãn,…





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét